Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

Bệnh tay chân miệng – Phòng ngừa, điều trị và dinh dưỡng

Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2 – 4 và từ tháng 9 – 12 trong năm. Bệnh lây nhanh từ trẻ này sang trẻ khác từ các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt lúc trẻ bệnh ho, hắt hơi.

Biểu hiện của bệnh
Thời gian ủ bệnh: từ 3 – 6 ngày.
Sốt: có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao 39- 400C.
Đau họng, chảy nước bọt liên tục.
Biếng ăn hoặc bỏ ăn.
Khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều một cách bất thường.
Sang thương da, niêm chủ yếu nằm ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.
Sang thương ở miệng đa số là những vết loét đỏ (do các bóng nước vỡ ra), đường kính 2-3mm ở vòm họng, niêm mạc má, nướu răng, lưỡi.
Sang thương ở da: thường là bóng nước, có đường kính 2 – 10mm, hình bầu dục, hoặc hơi tròn, nổi cộm hay ẩn dưới da trên nền hồng ban, không đau, khi bóng nước khô để lại vết thâm da.
Chú ý: có một số trường hợp không điển hình chỉ có loét miệng, sang thương da rất ít, hoặc không rõ ràng dạng bóng nước, mà chỉ là dạng chấm hoặc hồng ban.



Các triệu chứng khi có biến chứngTriệu chứng thần kinh: rung giật cơ, bứt rứt, lừ đừ, chới với, yếu chi, co giật, hôn mê.
Triệu chứng của đường hô hấp và tim mạch: thường xuất hiện khi bệnh trở nặng: mạch nhanh, da nổi bông, tay chân lạnh, thở nhanh hơn bình thường, sùi bọt hồng ở miệng.
Các xét nghiệm cần làm: chỉ làm các xét nghiệm theo chỉ định của BS: công thức máu, đường máu, khí máu,
X-quang phổi…


Phân độ nặng của bệnh:Độ 1: chỉ có loét miệng và hoặc sang thương ở da.
Độ 2: rung giật cơ, bức rức, chới với.
Độ 3: yếu liệt chi, liệt các dây thần kinh sọ, co giật, hôn mê.
Độ 4: suy hô hấp, phù phổi, tăng huyết áp, trụy mạch.



Phân biệt với các bệnh khác:
Dị ứng da: sang thương hồng ban đa dạng nhiều hơn bóng nước.
Viêm da mủ: sang thương đau, đỏ, có mủ, không có sang thương trong niêm mạc miệng.
Thủy đậu: sang thương có nhiều lứa tuổi và rải rác toàn thân, không tập trung đặc biệt ở một vùng nào.


Biện pháp điều trị
Nguyên tắc:
Điều trị triệu chứng: Theo dõi sát, phát hiện sớm các triệu chứng của biến chứng để cho trẻ nhập viện.
Điều trị tại nhà: chỉ điều trị tại nhà những trẻ bị bệnh tay chân miệng độ I.
Hạ sốt, giảm đau: dùng paracetamol 10 -15mg/kg cân nặng/ mỗi 4 – 6 giờ, chỉ sử dụng khi trẻ sốt từ 38oC trở lên.
Vệ sinh răng miệng bằng cách cho trẻ súc miệng với nước muối pha loãng.
Nghỉ ngơi.
Sử dụng thêm các vitamin C, vitamin PP, vitamin A và kẽm theo toa bác sĩ để hỗ trợ cho da, niêm mạc mau lành.
Dùng kháng sinh theo toa bác sĩ khi có bội nhiễm.
Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 7 ngày đầu của bệnh.
Theo dõi các dấu hiệu nặng: khi có một trong các triệu chứng sau: sốt cao trên 39oC, giật mình liên tục, run chi, chới với, quấy khóc, bứt rứt, co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay.

Dinh dưỡng trong bệnh tay chân miệngTrẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau. Vì vậy, thức ăn cho trẻ cần chọn lựa sao cho mềm, mịn, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét. Như vậy, những thực phẩm có thể dùng cho trẻ là: bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, bánh Flan, tàu hủ đường…
Nếu trẻ ăn kém, nên cho trẻ ăn nhiều lần hơn lúc bình thường để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra. Cần chú ý muỗng (thìa) dùng để đút cho trẻ nên tránh những loại có cạnh sắc bén, để không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm bé đau dẫn đến sợ hãi, không ăn. Khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4 – 5 ngày) nên cho bé ăn trở lại bình thường, không kiêng khem.

Biện pháp phòng ngừa
Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu, sau khi mặc, thay tả, hoặc sau khi tiếp xúc với những vết loét, phân, nước tiểu, nước bọt của trẻ bệnh.
Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà bằng dung dịch sát khuẩn.
Cách ly trẻ bệnh để tránh tình trạng bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng.





Theo meyeucon.org

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

Phòng cảm lạnh cho bé trong mùa hè

Mùa hè, trẻ rất dễ bị cảm lạnh, nhất là khi môi trường nóng lạnh bất thường do dùng quạt điện, máy lạnh. Đề phòng bệnh cảm lạnh cho bé, các bà mẹ cần lưu ý một số điều được nhắc dưới đây.



Cho bé hít thở không khí ngoài trời nhiều hơn
Sáng sớm với nắng nhẹ hoặc buổi chiều ít gió, mẹ nên cho bé ra ngoài trời để hít thở. Không khí trong lành và những hoạt động ngoài trời sẽ giúp bé tăng cường sức đề kháng với môi trường bên ngoài hơn.

Hạn chế đưa trẻ đến những nơi công cộng
Virút cảm lạnh có hơn 250 loài, chúng lây lan qua không khí. Nên hạn chế đưa bé tới những nơi công cộng để tránh lây phải các bệnh truyền nhiễm.

Chú ý đến nhiệt độ cơ thể bé
Điều này rất quan trọng để kiểm tra sức khỏe cho bé. Nếu bé lạnh, khi mẹ chạm tay mình vào cơ thể bé sẽ thấy lạnh toát, nhất là phần lưng và ngực của bé. Khi đó mẹ cần nhanh chóng làm ấm cơ thể cho bé, bằng cách tăng nhiệt độ phòng, mặc thêm áo cho bé hoặc bôi lên cơ thể bé chút dầu khuynh diệp.

Không nên mặc quần áo cho bé dày quá hoặc mỏng quá. Trẻ cần mặc quần áo ít hơn so với người lớn. Mặc quần áo quá dày cho thể làm bé đổ nhiều mồ hôi trộm khi ngủ rất dễ dẫn tới cảm lạnh.

Chú ý đến độ ẩm và thông gió phòng
Với trẻ nhỏ, niêm mạc mũi họng rất nhạy cảm. Nếu niêm mạc mũi của trẻ bị khô bởi không khí thì các loại virút cúm rất dễ dàng xâm nhập. Vì vậy, mẹ cần lưu ý duy trì độ ẩm trong nhà ở 60%. Ngoài ra, không khí bẩn sẽ kích thích niêm mạc, điều này gây ra do việc sử dụng máy điều hòa nhiệt độ thường xuyên.

Vì vậy, tốt nhất sau mỗi 3 giờ, mẹ nên mở các cửa sổ để không khí lưu thông. Không nên quá lạm dụng máy điều hòa. Với những ngày thời tiết đẹp, mẹ cần mở cửa sổ để không khí trong nhà được lưu thông sẽ rất tốt cho sức khỏe bé.

Chế độ dinh dưỡng
Mẹ hãy tăng cường cho bé chế độ dinh dưỡng lành mạnh để tăng sức đề kháng. Cho bé ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C, sữa chua. Không cho bé uống nước đá hay ăn các thực phẩm để tủ lạnh để bảo vệ cổ họng.Mỗi sáng, mẹ nên cho bé uống nước mật ong chanh và súc miệng bằng nước muối loãng mỗi tối để phòng ngừa đau họng.

Hàng ngày, mẹ cho bé uống đủ lượng nước để phòng mất nước trong mùa hè có thể khiến cơ thể mệt mỏi.


BS. Nguyễn Ngọc LanTheo Sức khỏe & đời sống

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Những thứ không nên ăn khi đói

Khi đang trong cơn đói với cái bụng rỗng sôi sục thì thứ gì ăn được với bạn cũng trở nên hấp dẫn. Tuy nhiên, bạn hãy cẩn thận, bởi không phải thứ gì cũng có thể ăn được trong lúc đói.



Ăn chuối lúc đói gây ức chế mạch máu tim

Hồng quả và cà chuaCó chứa nhiều pectin, axit tannic, các chất này phản ứng với axit dạ dày tạo thành những cục đặc quánh khó hòa tan, từ đó dễ hình thành kết sỏi dạ dày. Ăn hồng quả và cà chua trong lúc đói, sẽ khiến một lượng lớn pectin và tannin (vị chát) sẽ kết tủa với axit dạ dày hình thành kết sỏi dạ dày, dễ gây buồn nôn, nôn mửa, loét, thậm chí thủng dạ dày.

ChuốiChuối có chứa nhiều magiê, nguyên tố nhậy cảm gây ảnh hưởng đến chức năng của tim, ức chế mạch máu tim. Ăn chuối lúc đói, sẽ khiến lượng magiê trong cơ thể đột ngột tăng cao, phá vỡ sự cân bằng của magiê và can xi trong máu, gây ức chế mạch máu tim, không có lợi cho sức khỏe.

Quả sơn trà và camCó chứa một lượng lớn axit hữu cơ, axit tactric, axit xitric, hai loại quả này nếu ăn lúc đói, sẽ khiến cho lượng axit trong dạ dày tăng mạnh, gây kích thích không tốt cho niêm mạc dạ dày, làm dạ dày trương phồng, tràn thừa axit. Từ đó, khiến bạn có cảm giác càng đói hơn và gây đau dạ dày nặng hơn.

Sữa và sữa đậu nànhCả hai loại thực phẩm này đều có chứa một lượng lớn protein. Nếu bạn ăn chúng lúc đói, lượng protein này sẽ “bị ép” chuyển hóa hành nhiệt lượng và tiêu hao hết, nên không còn tác dụng tẩm bổ nữa.
Tốt nhất, khi dùng hai loại thực phẩm này, bạn nên ăn kèm các loại thực phẩm có chứa bột mỳ hoặc uống sau khi ăn hai tiếng, hay trước khi ngủ, như vậy sẽ vừa có tác dụng bảo vệ sức khỏe, vừa thúc đẩy tiêu hóa.
Đường
Đường là một loại thực phẩm dễ tiêu hóa, hấp thụ nhất. Khi đói bụng, nếu bạn ăn quá nhiều đường sẽ khiến lượng đường trong máu đột ngột tăng cao. Bởi trong thời gian ngắn cơ thể sẽ không thể tiết đủ insulin để duy trì mức độ bình thường của lượng đường trong máu, khiến đường huyết đột ngột tăng cao, dễ gây chứng mất ngủ.
Hơn nữa, đường cũng là loại thực phẩm có tính axit. Ăn đường lúc đói, còn làm phá với sự cân bằng axit-base và sự cân bằng của các loại vi sinh vật, không có lợi cho sức khỏe.

Khoai lang
Trong khoai lang có chứa nhiều tannin và chất nhựa. Ăn khoai lang lúc đói sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit dạ dày, gây cảm giác khó chịu, cồn cào.

Đồ lạnh
Nếu bạn dùng quá nhiều thực phẩm lạnh trong lúc đói, sẽ kích thích dạ dày co lại, lâu dần sẽ gây rối loạn phản ứng hóa học giữa các loại enzyme, gây bệnh dạ dày. Ngoài ra, ăn nhiều đồ lạnh trong lúc đói còn có thể làm tổn hại đến chức năng của các cơ quan nội tạng, gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ trong những ngày chu kỳ.

Rượu
Uống rượu lúc đói dễ kích thích niêm mạc dạ dày, gây ra các chứng bệnh như viêm loét dạ dày, khiến cơ thể dễ bị hạ đường huyết, dẫn đến chóng mặt, toát mồ hôi lạnh, tim đập nhanh, nghiêm trọng hơn đường huyết sẽ hạ đến mức gây hôn mê, thậm chí tử vong.

Tỏi củTỏi củ có chứa nhiều allicin có vị hăng cay. Ăn tỏi khi đói, sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, thành ruột, khiến dạ dày co rút, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày và đường ruột.

Trà
Uống trà khi đói sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, giảm chức năng tiêu hóa, còn có thể gây hiện tượng “say trà” với các triệu chứng biểu hiện như tim đập mạnh, chóng mặt, chân tay bủn rủn, bụng dạ khó chịu, đói cồn cào.

Táo tàu khô
Táo tàu khô có chứa nhiều pectin và axit tannic. Những chất này kết hợp với axit dạ dày sẽ gây kết tủa thành cục trong dạ dày.

Dứa
Dứa giàu enzyme mạnh, ăn dứa lúc đói sẽ làm tổn thương dạ dày và giảm thành phần dinh dưỡng trong dứa. Bởi vậy, loại quả này tốt nhất nên ăn sau bữa ăn mới hấp thụ được tốt.

Vải tươiĂn vải tươi khi đói sẽ khiến trong cơ thể đột ngột bị ngấm quá nhiều đường có thể gây viêm nhiệt hoặc say với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn.

Tác giả : Theo Đẹp

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

BB "giúp" mẹ quét nhà

Xem hình BB cầm chổi giúp mẹ quét nhà nè .^_^.



Yêu con quá đi mất!





Ảnh vui của BB 1

Xem tấm hình Bảo Bảo lúc đi ăn tiệc cưới Cô Hoài & Chú Sơn nè. Đúng là sạch boong luôn .^-^.

5 thói quen có hại cho sức khỏe mà bạn không để ý

Tắm nước nóng, dùng xà phòng tắm, uống nước ngay sau khi đánh răng, ngủ hơn 8 giờ một ngày, nằm xuống ngay sau khi ăn... là những thói quen không tốt cho sức khỏe.

Thoáng nghe tưởng chừng những cách chăm sóc sức khỏe như trên hoàn toàn lành mạnh, song tạp chí asiaone.com trích nguồn từ nhiều báo nước ngoài, dẫn chứng vài khảo sát gần đây cùng ý kiến của các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên rằng, người ta nên bỏ những thói quen này nếu muốn có một sức khỏe tốt. Bản khảo sát này liệt kê ra 5 thói quen không tốt thường gặp sau:

1. Tắm nước nóng và dùng xà phòng:
Theo nghiên cứu, tắm nước nóng hàng ngày và dùng xà phòng rất có hại cho da. "Việc tắm rửa bằng nước nóng và xà phòng làm mất lớp dầu trên da, dẫn đến khô nứt da, thậm chí làm da nhiễm trùng", Tiến sĩ da liễu Nick Lowe (Đại học Y khoa, London, Anh) cho biết.

Vì thế các chuyên gia viện thẩm mỹ tại Austin khuyên nên tắm bằng nước mát (nước tự nhiên, không phải là nước nóng) sẽ giúp da đỡ khô hơn. Bên cạnh đó, nên dùng sữa tắm thay cho xà phòng vì sữa tắm vừa giữ ẩm tốt và làm da sạch hơn so với xà phòng.

2. Ngủ nhiều hơn 8 giờ một đêm:
Quan sát chu kỳ một giấc ngủ, các bác sĩ khẳng định để có một giấc ngủ sâu, mọi người chỉ cần từ 6 tiếng rưỡi đến 7 tiếng rưỡi mỗi đêm là đủ. Nếu ngủ ít hơn như thế tức là bạn đang bị thiếu ngủ, còn ngược lại việc ngủ quá 8 tiếng đồng hồ một đêm là dư, nó vừa khiến cơ thể mệt mỏi hơn vừa rút ngắn tuổi thọ.

Hiệp hội Ung thư Mỹ đã phân tích thói quen ngủ của hơn 1,1 triệu người tham gia chương trình nghiên cứu phòng ngừa ung thư. Nghiên cứu cho thấy những người ngủ hơn 8 tiếng mỗi ngày sẽ có "nguy cơ tử vong tăng lên đáng kể" so với người ngủ bình thường.

Vì thế, các nhà khoa học khuyến cáo, nếu ngủ nhiều hơn 8 giờ một ngày mà vẫn còn cảm giác mệt mỏi, thì bạn có thể đang bị triệu chứng rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như hội chứng ngừng thở khi ngủ hay chứng ngủ lịm.

Tóm lại, nên ngủ đủ giấc để bắt đầu một ngày mới sảng khoái. Cụ thể, đối với một người tuổi trung niên chỉ cần ngủ khoảng từ 6 giờ một đêm trở lên là ổn. Còn nếu bạn đang ở độ tuổi 20 mà ngủ 10 tiếng một ngày vẫn thấy không đủ, thì tốt nhất nên nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ.

3. Súc miệng hoặc uống nước ngay sau khi đánh răng:
"Súc miệng ngay sau khi đánh răng sẽ làm mất đi lượng florua vừa phủ lên mặt răng. Thật ra, không dùng nước súc miệng ngay sau khi đánh răng sẽ kéo dài thêm thời gian florua bảo vệ men răng", Nha sĩ kiêm tiến sĩ Phil Stemmer, trung tâm bảo vệ hơi thở thơm mát tại London nói.

Với kinh nghiệm của mình, Stemmer cho biết ông tránh uống các loại nước ít nhất nửa giờ sau khi đánh răng. Điều này được lý giải về mặt lý thuyết, florua trong kem đánh răng có thể cung cấp thêm một lớp khoáng bảo vệ răng (dù chỉ là tạm thời). Mà hiện nay hầu hết loại kem đánh răng trên thị trường đều chứa Florua. Vì vậy, tốt nhất sau khi đánh răng nên để lớp florua này lưu lại trên bề mặt răng càng lâu càng tốt.

4. Ngồi bệt trên bồn cầu cao khi đi vệ sinh:
Một điều đáng ngạc nhiên là ngồi bệt lâu khi đi vệ sinh không hề tốt cho sức khỏe. Bởi tư thế ngồi vừa khiến cơ thể bạn ở trong trạng thái căng thẳng vừa tăng nguy cơ bị trĩ và viêm ruột thừa.

"Ngồi xổm thực sự tốt cho sức khỏe hơn", nghiên cứu của những nhà khoa học tại Israel cho biết. Nghiên cứu cho thấy ngồi xổm (trên loại bồn cầu được thiết kế thấp) là tư thế tự nhiên và thoải mái hơn, thúc đẩy việc bài tiết nhanh và dễ dàng.

Cùng quan điểm này, một bác sĩ người Pháp chuyên về bệnh trực tràng, đại tràng và hậu môn cũng khuyên: "Tôi cho rằng không nên ngồi khi đi vệ sinh, tốt hơn là nên ngồi xổm."

Để kiểm chứng luận điểm này, phóng viên của tạp chí Slate đã thử ngồi xổm khi đi vệ sinh trong vòng một tuần và viết lại trên bài của mình. Ông này cho biết, chỉ mất một hoặc hai phút đi vệ sinh với tư thế ngồi xổm thay vì mất 10 phút như bình thường.

5. Thư giãn hoặc nằm ngay sau khi ăn tối:
Thư giãn hoặc nằm sau khi ăn tối có thể khiến bạn tăng cân. "Việc ăn uống hoặc không vận động vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ khiến tích tụ chất béo trong cơ thể", chuyên gia dinh dưỡng Claire MacEvilly nhìn nhận.

Ngoài ra, các nhà khoa học Anh cũng đưa ra kết luận trong một nghiên cứu, tập thể dục sau khi ăn có thể giúp giảm cân vì vận động làm tăng cường các hoóc môn giúp ức chế cảm giác thèm ăn.

Tuy nhiên, cần lưu ý không nên tập thể dục ngay sau khi ăn, mà tốt nhất nên tập sau bữa ăn khoảng 30 phút đến 1 giờ. Bởi vận động mạnh khi vừa ăn no ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa và gây ra cảm giác khó chịu. Còn nếu thực sự muốn tập thể dục ngay sau khi ăn, bạn có thể đi bộ nhanh trong 20 phút, hoặc tản bộ nhẹ nhàng trong 30 phút.

(Sưu tầm - Theo VNExpress)

Thứ Ba, 11 tháng 1, 2011

Lưu ý để không bị nhiễm độc chì từ việc sử dụng bát đĩa sứ

Một số lưu ý cần nhớ để hạn chế việc bị nhiễm độc chì từ các bát đĩa sứ dùng trong gia đình:
  • Không sử dụng các loại bát đĩa sứ đã quá cũ, mòn men để đựng thức ăn.
  • Các loại bát đĩa rẻ tiền, sản xuất thủ công, không rõ nguồn gốc, có màu sắc hoa văn lòe loẹt thì không nên sử dụng để đựng thức ăn nóng hoặc có tính axit như nước cam chanh, các món salad trộn giấm, nước trà, cà phê... hoặc sử dụng trong lò vi sóng.
  • Không dùng các loại bát đĩa này để đựng thức ăn lâu ngày hoặc sử dụng thường xuyên.

Theo http://vtc.vn/1-267225/kinh-te/nguy-co-nhiem-doc-chi-tu-bat-dia-su-re-tien.htm