Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

12 loại thực phẩm dễ bị nhiễm độc

Một số thực phẩm không chỉ do cách lưu trữ không khoa học mà bản thân đã tiềm tàng những chất độc. Vào mùa hè chúng ta phải rất thận trọng.

1. Giá đỗ không có rễ
12 loại thực phẩm dễ bị nhiễm độc, An toàn thực phẩm, Sức khỏe đời sống, Ngo doc thuc pham, chat doc, gay benh, bị nhiễm,  chất độc, nhiễm độc, thực phẩm, gây mê, ngộ độc, cà chua, nảy mầm, lưu trữ thực, nôn mửa, quái thai, rong biển.
Giá đỗ không có dễ gây đột biến
Trong quá trình sản xuất giá đỗ, một số cá nhân đã ứng dụng tác dụng của thuốc diệt cỏ để phát triển mầm đậu không có gốc. Thuốc diệt cỏ có chứa chất độc hại gây ung thư, quái thai và gây đột biến mà khi đưa vào cơ thể chúng gây ra những tác động nghiêm trọng.

2. Khoai tây nảy mầm
12 loại thực phẩm dễ bị nhiễm độc, An toàn thực phẩm, Sức khỏe đời sống, Ngo doc thuc pham, chat doc, gay benh, bị nhiễm,  chất độc, nhiễm độc, thực phẩm, gây mê, ngộ độc, cà chua, nảy mầm, lưu trữ thực, nôn mửa, quái thai, rong biển.
Mầm khoai tây có chứa solanine đắng và độc.
Mầm khoai tây có chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Solanine có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây, bao gồm cả lá, quả và củ. Nó rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ. Ngoài ra chất này còn có ở cà chua và các cây khác trong họ Solanaceae. Solanine có tính gây mê và trước đây được dùng để chữa chứng động kinh. Olanine được tạo thành từ alkaloid solanidine và carbohydrate (glyco-) mạch nhánh.

3. Cà chua xanh
12 loại thực phẩm dễ bị nhiễm độc, An toàn thực phẩm, Sức khỏe đời sống, Ngo doc thuc pham, chat doc, gay benh, bị nhiễm,  chất độc, nhiễm độc, thực phẩm, gây mê, ngộ độc, cà chua, nảy mầm, lưu trữ thực, nôn mửa, quái thai, rong biển.
Cà chua xanh có thể gây ngộ độc
Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.

4. Chè bị mốc
Chè là thức uống vô cùng quý giá cho sức khỏe con người. Nhưng lưu ý, nếu phát hiện chè bị mốc tức là nó đã nhiễm penicillin và aspergillus. Nếu uống trà bị mốc, nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.

5. Hạt cà phê tươi
Hạt cà phê tươi có thể gây ra hội chứng tán huyết, dị ứng, mệt mỏi, thiếu máu và các triệu chứng khác.

6. Rong biển đổi màu
Màu sắc của rong biển tiết ra chất peptide cyclic, fucose, một chất độc tố độc hại. Nếu sau khi ngâm nước lạnh, rong biển chuyển sang màu xanh tím than thì điều đó có nghĩa là rong biển đã bị nhiễm độc trước khi làm khô, đóng gói. Loại rong biển này rất có hại cho cơ thể.

7. Bắp cải thối
12 loại thực phẩm dễ bị nhiễm độc, An toàn thực phẩm, Sức khỏe đời sống, Ngo doc thuc pham, chat doc, gay benh, bị nhiễm,  chất độc, nhiễm độc, thực phẩm, gây mê, ngộ độc, cà chua, nảy mầm, lưu trữ thực, nôn mửa, quái thai, rong biển.
Ăn cải bắp thối có thể bị ngộ độc ôxy
Trong bắp cải thối có chứa nitrite, chất này đóng vai trò trong sự hình thành methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng oxy, làm cho ngộ độc oxy, chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi… bị nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, khó thở, không kịp thời cứu hộ có thể đe dọa tính mạng.

8. Gừng héo
12 loại thực phẩm dễ bị nhiễm độc, An toàn thực phẩm, Sức khỏe đời sống, Ngo doc thuc pham, chat doc, gay benh, bị nhiễm,  chất độc, nhiễm độc, thực phẩm, gây mê, ngộ độc, cà chua, nảy mầm, lưu trữ thực, nôn mửa, quái thai, rong biển.
Chất độc tố trong củ gừng héo có thể gây biến đổi tế bào gan
Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt, nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.

9. Khoai có đốm đen trên vỏ
12 loại thực phẩm dễ bị nhiễm độc, An toàn thực phẩm, Sức khỏe đời sống, Ngo doc thuc pham, chat doc, gay benh, bị nhiễm,  chất độc, nhiễm độc, thực phẩm, gây mê, ngộ độc, cà chua, nảy mầm, lưu trữ thực, nôn mửa, quái thai, rong biển.
Khoai tây có đốm đen trên vỏ chứng tỏ đã nhiễm nấm
Khoai có chứa nhiều chất xơ, protein, các vitamin A, C, B6, E, sắt, canxi... nên nó đứng cao nhất về giá trị dinh dưỡng so với các loại rau củ khác. Tuy nhiên khi chọn mua hay khi ăn cần chú ý để tránh “rước họa”. Nếu thấy trên vỏ khoai xuất hiện những đốm đen chứng tỏ nó đã bị nhiễm nấm, ăn vào sẽ dễ trúng độc.

10. Mộc nhĩ trắng biến chất
Mộc nhĩ trắng (còn gọi là ngân nhĩ hay nấm tuyết) đã biến chất, biểu hiện dưới các dấu hiệu như màu ngả vàng, kém tươi, không đàn hồi, … chứng tỏ nó đã bị nhiễm khuẩn flavobacterium. Sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy…

11. Đậu xanh không nấu chín
Đậu xanh có chứa saponin và lectins, saponin, một chất gây kích thích mạnh mẽ đối với đường tiêu hóa của con người, có thể gây ra viêm xuất huyết, giải thể các tế bào máu đỏ. Trong đậu cũng chứa hemagglutinin với tập hợp tế bào máu đỏ gây ra ngộ độc sau khi ăn. Vì vậy nếu ăn đậu xanh chưa nấu chín dễ bị ngộ độc.

12. Dưa muối chưa kỹ
12 loại thực phẩm dễ bị nhiễm độc, An toàn thực phẩm, Sức khỏe đời sống, Ngo doc thuc pham, chat doc, gay benh, bị nhiễm,  chất độc, nhiễm độc, thực phẩm, gây mê, ngộ độc, cà chua, nảy mầm, lưu trữ thực, nôn mửa, quái thai, rong biển.
Dưa hoặc cà muối chưa kỹ chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.
Các loại dưa muối nói chung (kể cả cà muối) là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để làm lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Ăn dưa muối đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể và bữa ăn hàng ngày.

Dù có những tác dụng như trên nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Tía tô chữa mụn cơm, mụn cóc

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều kinh nghiệm chữa trị mụn cơm, mụn cóc. Có một cách chữa trị mụn cơm, mụn cóc (đặc biệt là mụn cóc) rất hay, vô cùng đơn giản, hiệu quả lại dễ thực hiện đối với mọi lứa tuổi. Chỉ cần vò nát (hoặc giã nát) lá và cuộng tía tô, đắp lên mụn cóc.
Tía tô chữa mụn cơm, mụn cóc
Tía tô chữa mụn cơm, mụn cóc.

Có thể dùng vải để quấn chặt hoặc dùng băng dính cố định chỗ đắp. Hiệu quả nhất là làm vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh nước hoặc các hoạt động làm xô lệch chỗ đắp. Làm liên tục như vậy trong vài tuần, bạn sẽ thấy các mụn cóc se nhỏ lại.
Đặc biệt phải chú ý đắp đúng vào mụn cái (thường có một mụn cái chính, rồi mọc các mụn con xung quanh), miệng mụn sẽ dần se lại, teo nhỏ rồi mất hẳn. Mụn cái chính mất đi, các mụn con xung quanh một thời gian sau cũng tự nhiên biến mất. Da sẽ trở lại mịn màng, không chút dấu vết gì của mụn cơm, mụn cóc.

(st)

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Để trẻ đạt chiều cao lý tưởng

Bảo Bảo được 2 tuổi rưỡi ^_^

Trong giai đoạn mang thai, nếu mẹ tăng cân tốt trẻ có thể đạt chiều dài lúc sinh là 48-53 cm. Khác nhau 1cm sơ sinh có thể khác 10cm khi trưởng thành.
Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình có một chiều cao lý tưởng. Một số người cho rằng chiều cao phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền. Tuy nhiên, thực tế, chiều cao của trẻ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác.

Dưới đây, Phó giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) tư vấn một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao ở trẻ:

1. Yếu tố dinh dưỡng trong các giai đoạn quan trọng

- Giai đoạn bào thai:
Chỉ trong vòng 9 tháng 10 ngày, nếu mẹ tăng cân tốt trẻ có thể đạt chiều dài lúc sinh là 48-53cm, làm nền tảng tốt cho sự tăng trưởng chiều cao sau khi sinh. Khác nhau 1 cm sơ sinh có thể khác 10 cm khi trưởng thành.
Sự thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng như: thiếu máu, protein, sắt, folate, B12... trong thời kỳ bào thai ảnh hưởng tới tỷ lệ bệnh tật, sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng bào thai và khiếm khuyết ống thần kinh của trẻ sơ sinh.
- Giai đoạn dưới 3 tuổi:
Năm thứ nhất, trẻ tăng 25cm (là năm tăng trưởng nhanh nhất trong cuộc đời của trẻ). Năm thứ hai và thứ 3: mỗi năm tăng 10cm.
Cơ thể trẻ cần các chất dinh dưỡng để cấu tạo, phát triển cơ thể cũng như để hoạt động. Vì vậy, trẻ cần được cung cấp đủ năng lượng, với 4 nhóm chất: đạm, tinh bột, chất béo và vitamin, khoáng chất.
Chiều cao có thể phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển của bộ xương, vì vậy ngoài ngoài protein, còn rất nhiều loại vitamin và khoáng chất có liên quan. Trong đó, vitamin D, canxi và photpho là quan trọng hơn cả.
Vitamin A, sắt và kẽm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao.
- Giai đoạn dậy thì:
Trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì sẽ có một năm chiều cao tăng vọt 10-12cm nếu trẻ được chăm sóc tốt, nhưng không thể dự đoán được chính xác đó là năm nào. Sau dậy thì, cơ thể vẫn còn tiếp tục cao nhưng tổng cộng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của giai đoạn dậy thì.
Ngoài ra, dậy thì sớm cũng ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ. Khi trẻ bắt đầu dậy thì, xương phát triển mạnh nhưng đầu xương cũng nhanh chóng đóng lại khi trẻ dậy thì hoàn toàn. Trẻ dậy thì sớm có xu hướng lớn nhanh trong giai đoạn dậy thì nhưng sau đó lại không cao lên nữa khiến trẻ thấp hơn bạn bè khi trưởng thành.

2. Bệnh tật ở trẻ

- Các loại bệnh mãn tính và bẩm sinh như: tim bẩm sinh, đau dạ dày... cũng là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển chiều cao của bé.
- Mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị giảm sút chiều cao.
Một nghiên cứu của Brazil trên 119 trẻ trong 10 năm cho thấy, trong 2 năm đầu đời nếu trung bình trẻ bị 7 đợt tiêu chảy thì lúc lên 7 tuổi, trẻ sẽ thấp hơn 3,6cm so với bạn cùng nhóm tuổi không nhiễm bệnh. Còn nếu trẻ bị giun đường ruột thì lúc lên 7 tuổi sẽ thấp hơn các bạn khác không nhiễm giun 4,6 cm.
Như vậy, trẻ có nguy cơ sút giảm tới 8,2 cm chiều cao nếu vừa bị tiêu chảy và vừa có giun sán trong người.

3. Các hoạt động thể chất

- Tập luyện thể thao là yếu tố quan trọng trong việc phát triển chiều cao của bé. Bởi vận động giúp hệ tuần hoàn ổn định, cải thiện và giúp xương phát triển tốt. Trẻ được chơi các môn thể thao như: bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá, bơi lội... thường cao hơn.
- Cha mẹ cần khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ vận động, luyện tập ít nhất một giờ mỗi ngày.

4. Tình trạng giấc ngủ

Với trẻ, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng và nó ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao.
- Trẻ sơ sinh thường ngủ 22 tiếng, 2-6 tháng cần ngủ 15-18 tiếng, 6-18 tháng ngủ đủ 13-15 tiếng, 18 tháng đến 3 tuổi nên ngủ 12-13 tiếng và trẻ từ 3 đến 7 tuổi nên ngủ 11-12 tiếng mỗi ngày.
- Nên cho trẻ đi ngủ trước 22 giờ đêm, một giấc ngủ sâu từ 22 giờ đến 3 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra hoócmôn tăng trưởng cao nhất.

5. Yếu tố môi trường và xã hội

- Khoảng 20% chiều cao phụ thuộc vào môi trường ở đâu và điều kiện sống như thế nào.
- Chiều cao phụ thuộc vào sự tăng trưởng của xã hội về dịch vụ chăm sóc sức khỏe có sẵn, giáo dục về dinh dưỡng, thực phẩm có sẵn. Điều này giải thích tại sao chiều cao trung bình ở các nước phát triển cao hơn so với các quốc gia khác.

(sưu tầm)