Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

ADJUST



A: Ahead (phía trước)
D: disagreement (bất đồng) 
J: just (chỉ cần)
U: understand (hiểu ra)
S: Share(chia sẻ)
T: Taste (hương vị, nếm) 
⇛ Phía trước bất đồng, chỉ cần hiểu ra, chia sẻ và nếm thôi - ADJUST (cùng đồng hành)

Cách giúp mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh an toàn và khoa học nhất


Chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nỗi băn khoăn lo lắng của nhiều bậc làm cha mẹ, nhất là những ông bố, bà mẹ vẫn còn trẻ. Do trẻ có những biến chuyển nhanh chóng, nếu như ta không để ý có thể chúng ta sẽ cảm thấy quá lo lắng nên không biết xử lý thế nào cho được đúng nhất. Bé nhà mình mới được 5 tháng tuổi nhưng mình cũng xin chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc chăm sóc bé cùng mọi người nhé.
Việc đầu tiên khiến các mẹ luôn lo lắng là trong khi cho con bú bé thường ọc sữa. Và đây là việc rất bình thường đối với trẻ, chính vì thế các mẹ hãy bình tĩnh. Ngay khi bé ọc sữa, Bạn hãy nghiêng người bé lại và vỗ nhẹ sau lưng bé vài cái. Và để tránh việc bé thường xuyên ọc sữa thì các mẹ nên cho bé bú cao đầu, nếu như bé bú bình thì nên nghiêng bình sữa 45 độ để sữa ngập kín miệng bình. Và không nên cho bé bú quá no mà có thể chia thành nhiều lần.
Trẻ sơ sinh cũng thường xuyên bị ho. Nếu như khi bé ho ít, các mẹ có thể lấy một ít mật ong bôi lên đầu lưỡi bé. Nếu như bé ho dày hơn, có thể lấy quả quất dằm nhỏ cho thêm 1-2 thìa cà phê mật ong, hấp trong nồi cơm, và sau đó chắt nước cho bé uống. Và ngoài ra chúng ta cũng có thể dùng nước nhỏ mắt 0.9% nhỏ vào mũi bé vài giọt, chắc chắn bé sẽ bớt ho ngay. Nếu như ở vùng thời tiết hơi lạnh, vì vậy các mẹ nhớ luôn quàng khăn sữa cho bé để bảo vệ cổ cho bé. Các bé rất thường ra mồ hôi, chúng ta cần để ý mỗi lúc bé đang ngủ. Không nên ủ ấm quá cho trẻ, vì các mẹ thường có suy nghĩ trời lạnh cần phải mặc cho bé thật ấm. Bé thường ra mồ hôi rất nhiều ở lưng,và  cần phải kiểm tra thường xuyên và lau khô mồ hôi. Và nếu như để vậy mồ hôi sẽ ngấm ngược vào da và trẻ rất dễ bị viêm phổi hoặc viêm phế quản.
Đôi khi trong quá trình cho trẻ sơ sinh bú, mẹ thì không biết tại sao bé thường xuyên khóc mà không chịu bú, bạn hãy chắc chắn rằng bạn đã rơ lưỡi đều đặn và sạch sẽ cho bé. Khi mà bú mẹ, sữa sẽ đóng thành từng mảng dày trong lưỡi bé khiến các bé không có cảm giác ngon khi bú sữa, và thậm chí rất khó để bé bú. Vì thế các mẹ hãy rơ lưỡi cho các bé hàng ngày bằng miếng rơ lưỡi có bán ở các hiệu thuốc hoặc có thể sử dụng khăn sữa quét thêm tí mật ong để việc rơ lưỡi bé được dễ dàng và nhanh sạch nhé.

Khi các bé hay khóc đêm, các bà mẹ rất lo lắng và xót con nhưng không biết nguyên nhân vì đâu. Tôi cũng có đi tham khảo nhiều thông tin, rằng các bé khi bị đau bụng dạ đề và người ta cũng đưa ra nhiều bài thuốc để chữa. Thế nhưng chúng ta không biết chắc rằng bé có đau bụng dạ đề thật hay không, hay vẫn còn có nhiều nguyên nhân khác nữa. Các mẹ hãy thử làm thế này, lấy quả trứng gà luộc lên, bẻ đôi ăn hết lòng đỏ của trứng, lấy chiếc nhẫn, dây hoặc miếng bạc rồi bỏ vào giữa lòng trắng trứng và bắt đầu chà lên mặt, cổ, hai bên tai, cánh tay, rồi sau lưng và mông bé. Miếng bạc sẽ bị đen đi, chúng ta có thể làm sạch bằng cách chà bằng tro bếp. Ngoài những tác dụng để bé bớt khóc đêm thì việc này cũng làm cho lông bé rụng nhanh hơn. Ngoài ra thì khi chúng ta cũng có thể lấy lá vông để tắm cho bé cũng giúp rụng lông nhanh chóng.
Các mẹ thường hay kiêng cữ không dám tắm cho bé, thế nhưng tôi thì thường xuyên tắm cho bé hai đến ba ngày một lần khi bé còn mới sinh. Xót và cảm thấy ngứa ngáy cũng là một trong những nguyên nhân khiến các bé không chịu ngủ. Đến tận bây giờ thì  bé vẫn có thói quen tắm hằng ngày và rất dạn nước. Chính vì thế mà các mẹ đừng sợ cho con trẻ làm quen với nước để có đề kháng tốt hơn mỗi khi tắm rửa cho con. Với mỗi lần con khóc, các mẹ cũng rất hay xót con nên thường bế bé ngay sau đó. Ngay từ bé tôi đã tập cho con mỗi lần con khóc tôi vẫn để bé nằm giữa giường và mẹ chỉ đứng gần hỏi chuyện và à ơi hoặc hát ru cho bé đỡ khóc. Nếu như bé của bạn khóc quá to, hãy để cho bé khóc một lát, khi nào qua cơn khóc đấy hãy bế bé, rồi vỗ về và an ủi. Đồng thời lúc đó các mẹ cũng cố gắng tập cho bé tự chơi và quan sát mọi thứ xung quanh bằng cách mở tivi hoặc mở nhạc cho bé nghe. Thế nhưng mẹ cũng cần giao tiếp với bé thật nhiều bằng cách hãy nhìn vào mắt bé và nói chuyện khi cho bé bú. Hãy kể chuyện và nói chuyện với bé như nói với một người trưởng thành. Mặc dù rằng bé chưa nói được nhưng bé có thể nghe, hiểu và dần dần sẽ phát triển khả năng ngôn ngữ.
Theo Kienthucgiadinh


Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Siêu thực phẩm cho thai nhi đủ chất

Khi mang thai, mẹ bầu nhớ bổ sung trứng, sữa chua, nước cam… vào thực đơn hàng ngày nhé!

Ăn uống để con đủ chất, phát triển tốt mà mẹ bầu không tăng cân quá nhiều là mong muốn của hầu hết chị em đeo "bao lô ngược". Tuy nhiên, không phải ai cũng chọn được những loại thực phẩm để bổ sung đủ dinh dưỡng cho thai kỳ. Theo các nhà nghiên cứu, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm 300 calo mỗi ngày. Vì vậy, mẹ bầu nên chọn những loại thực phẩm lành mạnh, giàu dưỡng chất mà không gây béo.

Nếu bạn đang phân vân trong việc chọn thực đơn mỗi ngày, hãy đừng bỏ qua 10 siêu thực phẩm dưới đây nhé!












Đối phó với dư ối khi mang bầu

Khi thấy bụng mình lớn nhanh, da bụng căng bóng, khó chịu, thở mệt, có thể bạn mắc phải chứng dư ối trong thai kỳ.

Thường xảy ra ở tuần thứ 30

Thông thường, lượng ối của thai nhi liên tục tăng và ở tuần thứ 38, lượng ối chuẩn vào khoảng 1 lít. Thai nhi sẽ nuốt nước ối thải qua cơ thể giống như cơ chế đi tiểu. Đây là cách em bé kiểm soát lượng nước ối quanh mình.

Nhưng khi em bé không nuốt nước ối, lượng ối xung quanh có thể tăng nhanh chóng. Và khi lượng ối vượt qua mức 2 lít được gọi là dư ối (hay đa ối). Với những trường hợp dư ối nghiêm trọng, lượng ối có thể tới 3 lít, nhiều gấp 3 lần so với chỉ số bình thường.

Dư ối khi mang bầu thường xảy ra tuần 30 của thai kỳ, tuy nhiên có trường hợp thai 20 tuần đã xuất hiện đa ối. Dư ối thường gây nên các biểu hiện thai nghén như: khó tiêu, ợ nóng, táo bón, phù chân, tĩnh mạch giãn.

Khi đi kiểm tra, bác sĩ sẽ khó nghe nhịp tim thai. Siêu âm có thể khẳng định chính xác trạng thái dư ối qua việc đo ối ở 4 điểm quanh em bé để tính chỉ số ối (AFI). Chỉ số thường khi nằm ở khoảng 10 – 25cm trong giai đoạn thứ 3 của thai kỳ. Vì thế nếu AFI vượt ngưỡng 25cm nghĩa là bạn mắc dư ối. Chỉ số AFI càng cao, tình trạng dư ối càng nghiêm trọng. Không chỉ gây sinh non, dư ối còn khiến sản phụ đối mặt với việc mổ bắt con, băng huyết nguy hiểm.

Xử lý rút ối

Trong khoảng 2/3 trường hợp dư ối không tìm ra nguyên nhân. Các nguyên nhân ở mẹ có thể do mẹ mắc tiểu đường, mang bầu sinh đôi cùng trứng và hai em bé mắc hội chứng dẫn truyền. Sự bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng down hay nếu nhiễm trùng các loại khuẩn lậu, giang mai, thai phụ cũng có thể dẫn đến hiện tượng dư ối.
Đối phó với dư ối khi mang bầu - 1
Khi thấy bụng mình lớn nhanh, da bụng căng bóng, khó chịu, thở mệt, có thể bạn mắc phải chứng dư ối trong thai kỳ (Ảnh minh họa)

Cũng có khi dư ối do một biến chứng nào đó ở em bé đã ngăn cản ối đi qua thực quản khiến bé không thể nuốt nước ối. Trong trường hợp nghiêm trọng, sản phụ cần can thiệp để rút bớt nước ối nhằm giảm nguy cơ sinh con hoặc nhau thai rời khỏi thành tử cung.

Quá trình rút ối tiềm ẩn nhiều rủi ro như làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và có thể gây chuyển dạ. Khi rút ối, lượng nước ối cũ được lấp đầy nên mẹ phải tiếp tục rút ối để cân bằng lượng nước ối bình thường. Với những trường hợp nhẹ và không tìm ra nguyên nhân gây đa ối, tình trạng đa ối có thể sẽ tự trở nên tốt hơn theo tiến trình thai kỳ.

Nếu trục trặc về ối được xác định từ bé như hội chứng dẫn truyền ở bé sinh đôi chẳng hạn, bạn sẽ được kê thuốc làm giảm lượng nước tiểu mà em bé thải ra. Trong điều kiện bé có bất thường cần phẫu thuật, mẹ sẽ được chỉ định sinh sớm để bảo toàn tính mạng cho trẻ tối đa.

Cách đối phó

- Nghỉ ngơi nhiều hơn

- Ăn một lượng nhỏ thường xuyên

- Không nằm xuống sau bữa ăn

- Không ăn trước khi ngủ

- Ngủ kê cao gối

- Tránh thực thẩm và đồ uống như chất béo, cà phê, rượu